Ẩm thực Việt Nam luôn để lại ấn tượng với du khách, trong đó có các món ăn miền Trung. Bài viết sau đây xin tổng hợp lại các món ăn miền trung dễ làm nhất cho bạn tham khảo!
Nội dung chính
1. Lưu ý bạn cần biết để nấu được món ăn miền Trung chuẩn vị.
Không chỉ là những món ngon và có hương vị lạ, ẩm thực miền trung đặc sắc cả về cách bài trí và phương pháp chế biến. Các món ăn ngon miền Trung phổ biến có thể kể đến: mì Quảng, bún bò Huế, bánh tráng cuốn thịt … thực sự đã góp phần tạo nên sự phong phú cho bản đồ món ngon Việt Nam.Theo kinh nghiệm của các chuyên gia ẩm thực miền Trung chia sẻ, để nấu được những món ăn theo đúng hương vị chuẩn thì đầu bếp phải lưu ý những điểm sau:
- Người miền Trung rất thích ăn món cay và đậm đà nên hầu như món nào cũng cho một ít ớt vào, ngay cả món canh. Tuy vị có đậm đà nhưng cách chế biến và tẩm ướp lại đơn giản bằng các gia vị như: muối, đường, ớt, tiêu …
- Thường lựa chọn loại gia vị đặc trưng là riềng, ớt, tiêu, muối, dầu đậu phộng, củ nén …và người miền Trung hay dùng đầu đậu phộng được ép thủ công để chế biến thức ăn, vì vậy món ăn nào cũng có mùi rất thơm.
- Đồ ăn để nấu được đầu bếp người miền Trung lựa chọn rất kỹ càng, đó là những đồ hải sản tươi sống họ không tẩm ướp nhiều mà cố gắng giữ lại hương vị tự nhiên, nguyên thủy của nguyên liệu. Chính điều này mang lại một sắc thái rất riêng cho các món ăn miền Trung.
- Riêng món bún hoặc phở của người miền Trung, thường không phải là chan ngập nước mà thực chất nó là những món trộn, tức là ta trộn những cọng mì chung với các loại nhân đã được xào chín như tôm, thịt rồi chan một ít nước dùng chỉ đủ làm ướt mì thôi.
- Bạn có thể thay đổi và điều chỉnh gia vị sao cho thích hợp với sở thích của người ăn.
Trên đây là một vài lưu ý cơ bản khi nấu món ăn miền trung, những yêu cầu riêng sẽ phụ thuộc vào những món ăn cụ thể mà bạn sẽ nấu. Cùng tham khảo một vài món ngon miền trung dễ làm ngay sau đây nhé!
2. Tổng hợp các món ăn miền trung dễ làm cho bạn tham khảo
2.1. Mì quảng đặc sản miền Trung
Mì Quảng là món ăn nổi tiếng của người miền Trung, mà theo nhận xét của những ai đã từng thưởng thức thì chứa chứa đựng nét tinh hoa ẩm thực trong đó. Bát mì có vị thịt gà dòn dai, có mùi thơm nồng mát của rau, có vị béo ngậy của thịt và dầu đậu, tất cả được hòa quyện vào nhau đem đến hương vị lạ lẫm và nhớ mãi!
Cách làm món mì Quảng tôm thịt tại nhà đơn giản:
2.1.1 Chuẩn bị nguyên liệu:
- Xương lợn: 200 gr
- Thịt ba chỉ: 150 gr
- Ức gà: 300 gr
- Tôm tươi: 200 gr
- Trứng gà: 1 quả
- Mì Quảng vàng: 1 kg
- Bánh tráng nướng: 1 cái
- Hành tây: 1/2 củ
- Bột nghệ: 10 gr
- Dầu điều: 40 ml
- Ớt bột: 5 gr
- Tỏi: 2 tép
- Hành tím: 1 củ
- Gia vị: 3 gr muối, 40 gr bột nêm, 5 gr tiêu, 15 gr đường, 40 ml nước mắm, 10 ml dầu hào.
2.2.2 Các bước thực hiện:
- Cho khoảng 600 ml nước vào xoong cùng xương gà, xương lợn, hành tây vào đun khoảng 20 phút rồi nêm nếm.
- Thịt ba chỉ, thịt gà cắt miếng vừa ăn, ướp thịt với: Hành tỏi băm nhỏ, nước mắm, bột nghệ, ớt bột, bột nêm, tiêu, đường, dầu hào khoảng 20 phút.
- Tôm tươi bỏ đầu, bóc vỏ rồi ướp với 5 gr bột nêm, 2 gr tiêu cho đậm đà.
- Trứng gà luộc chín rồi bóc vỏ, để riêng.
- Phi thơm 1 ít tỏi băm với 40ml dầu điều. Sau đó, cho toàn bộ phần thịt vào xào chín trong khoảng 3 phút. Sau đó thêm nước vào xâm xấp thịt rồi thả trứng gà và tôm vào, tiếp tục nấu thêm 20 phút nữa là xong.
2.2 Bún bò Huế
Bún bò Huế có mùi vị đặc trưng của mắm ruốc, hương sả, vị ngọt dịu dàng, mùi hương dễ chịu và không nồng.
2.2.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bắp bò: 500gam, Gân bò: 3 lạng
- Móng giò: 1 chiếc (chọn giò trước)
- Xương ống (lợn hoặc bò): 500gam.
- Mắm ruốc Huế
- Gia vị: sả, gừng, hành tím khô, tỏi, ớt bột, bột nêm, đường, dầu điều.
- Bún: 400 gam
- Rau sống (rau ngổ, rau mùi, rau giá, hành tươi, hoa chuối thái)
- Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm giò lụa, chả thịt, chả cua, tiết lợn…
2.2.2 Các bước thực hiện:
- Dùng chỉ hoặc lạt buộc cuộn phần bắp heo và bắp bò lại để khi nấu chín thịt khỏi bị co.
- Cho xương và bắp bò, nạm bò, gân bò, giò heo vào nước sôi trần qua. Sau đó cắt gân thành miếng vừa ăn. Tiếp tục pha 3 thìa canh mắm ruốc Huế với ½ chén nước, rồi quấy đều.
- Ướp thịt với 2 thìa canh đường, 1 thìa canh muối, ½ thìa canh bột ngọt, 1 thìa canh mắm ruốt (đã pha loãng), 2 thìa canh hành tím băm, 2 thìa canh tỏi băm, 2 thìa canh sả băm.
- Hầm thịt và xương. Lót 3 cây sả và ½ lượng gừng ở đáy nối áp suất, cho xương heo và thịt giò heo vào, cho nước sâm sấp mặt thịt, đậy kín. Khi sôi thì hạ lửa nhỏ đun thêm 5 phút, vớt bắp thịt ra rồi cho vào ngay nước lạnh để thịt chắc và không bị bở.
- Cho sả gừng lót đáy nồi sau đó cho bắp bò, nạm bò và gân bò vào đun sâm sấm mặt thịt. Khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút là được. Khi đó, chúng ta vớt bắp bò và nạm bò vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.
- Nấu nước dùng. Phần nước hầm thịt bò và nước hầm xương đổ chung vào 1 nồi, sau đó thêm nước lạnh cho vừa 5 lít nước. Thêm gia vị cho vừa.
- *Lưu ý: Để nước dùng thơm và có màu đẹp: Làm nóng 2 muỗng canh dầu, phi thơm 1,5 muỗng canh sả băm, 1 muỗng canh tỏi băm. Khi sả và tỏi săn lại, thơm thì cho 2-3 muỗng canh dầu màu điều vào và tắt bếp.
- Cắt nhuyễn ít rau răm, hành, ngò và cắt lát mỏng hành tây. Thịt lợn cắt lát mòng, bún trần qua nước sôi để tạo độ mềm cho sợi bún. Xếp thịt, gân, chả, rắc ít rau mùi, chan nước dùng. Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm, chanh ớt.. và thưởng thức.
2.3. Cao lầu
Đặc trưng của món này là những sợi mỳ vàng ươm hấp dẫn, cùng với tôm, thịt heo và rau sống các loại.
2.3.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
- Thịt nạc vai (có mỡ chút sẽ ngon hơn)
- Muối hột
- Đường đen
- Ngũ vị hương
- Hạt nêm
- Nước tương
- Vài tép tỏi
- Ít ram khô chiên giòn (dùng bánh tráng cuốn chả giò gấp miếng vuông thay thế nếu không có bánh ram khô)
- 2 bó mì khô (thay thế mì udon nếu kg có mì khô)
- Giá trụng, húng lủi, baby arugula thay cho cải con
2.3.2 Các bước thực hiện nấu cao lầu:
- Thịt rửa sạch. Thái thịt thành từng miếng khổ lớn, dùng tay bóp muối rồi cho đường, ngũ vị hương, hạt nêm vào ướp cùng với thịt 1h – 2h. Cho thêm tỏi đập dập và nước tương trộn đều.
- Bắc chảo lên bếp sau đó cho dầu ăn vào đun nóng, cho thịt vào chiên đều hai mặt. Sau đó, cho nước ướp thịt và nước vào nấu sôi, đậy nắp rồi đun nhỏ lửa.
- Đun tiếp khoảng 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt khoảng 1h sau thì chắt nước thịt ra dùng để làm nước chan.Thịt còn lại trong nồi tiếp tục đun cho tới khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng.
- Nước chan các bạn có thể nấu sôi lên và cho thêm nước nếu muốn. Vì mì cao lầu ăn khô với ít nước chan nên phần nước chan phải có vị đậm đà một chút mới ngon.
- Lấy cao lầu khô các bạn ngâm với nước khoảng 2-3 giờ đồng hồ với nước nóng cho mềm. Trước khi thưởng thức vớt mì ra rổ, nấu sôi nước rồi cho mì vào đảo đều khoảng 1 phút là có thể sử dụng được ngay.
- Giá đỗ trần qua nước sôi rải dưới đáy bát cho thêm mì và thịt xíu vào. Chan nước dùng lên trên và cho thêm vài miếng ram chiên cùng ớt bột. Ăn kèm món cao lầu với tương ớt cắt khoanh để ngon hơn.
2.4 Cơm Hến
Đây là món Huế nổi tiếng, vừa giản dị nhưng lại hấp dẫn vô cùng.
2.4.1 Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hến tươi: 2kg
- Gạo tẻ dẻo ngon: 400g
- Da heo phồng: 50g( miền bắc gọi là bóng bì)
- Lạc: 150g
- Khế chua vừa: 2 quả
- Dọc mùng: 200g
- Rau sống: lõi cây chuối non cắt lát mỏng, hoa chuối, rau muống chẻ, giá sống, rau xà lách, rau thơm tùy thích.
- Hành khô, gừng, chanh tươi, ớt chưng, mắm ruốc, gia vị, hạt nêm, dầu ăn.
2.4.2 Các bước tiến hành:
- Gạo tẻ vo sạch, nấu thành cơm và xơi nguội. Rang lạc với dầu cho vàng và thơm, khế chua thái lát mỏng, da heo cắt miếng vừa ăn rồi chiên ròn.
- Các loại rau sống rau thơm nhặt rửa thật sạch để ráo nước. Hành khô, gừng bỏ vỏ thái lát mỏng. Dọc mùng nhặt sạch và trần rồi vắt kỹ cho hết nước.
- Hến ngâm sạch, rửa kỹ rồi luộc chín. Lọc nước hến riêng, thịt hế thì ướp với nước mắm cho đậm đà, cho lên chảo rang chín với hành khô phi thơm cho tới khi săn lại.
- Đun sôi nước luộc hến nêm 1 thìa canh mắm ruốc, hạt nêm cho vừa ăn rồi thả gừng cắt lát vào làm nước dùng, giữ nóng trên bếp. Cơm xới ra bát cho tơi, thêm các loại rau sống rau thơm, da heo chiên phồng và cho hến xào lên trên rồi chan sâm sấp nước dùng hến, rắc thêm vài hạt lạc rang dầu vào là có thể thưởng thức.
- Bạn có thể ăn thêm chanh tươi hoặc ớt chưng, bạn sẽ cảm thấy vị thanh mát trong món canh này, da heo chiên bùi kèm theo rau sống ăn kèm không bị ngấy rất ngon.
2.5 Cơm gà Tam Kỳ
Cơm gà Tam Kỳ là 1 trong món đặc sản của miền Trung. Cơm có màu sắc hấp dẫn cùng vị béo của cơm và vị giòn mát của gà xé phay đi kèm chắc chắn sẽ là món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình.
2.5.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 ½ lon gạo tám
- 1 con gà chừng 1kg
- 1 mẩu gừng nhỏ
- 3-4 nhánh tỏi, bằm nhỏ
- ½ thìa cà phê bột nghệ
- 2 thìa súp bơ (hoặc mỡ gà hoặc dầu ăn)
- Dưa chuột, rau mùi, hành tây, ớt, tỏi, đường, chanh, nước mắm để làm nước sốt ăn kèm.
2.5.2 Các bước thực hiện:
- Luộc gà chín rồi vớt ra để ráo. Gạo vo sạch, để ráo.
- Cho bơ vào chảo, khi bơ nóng thì thêm tỏi bằm vào, phi vàng.
- Cho gạo vào nồi, đảo đều để gạo ngấm bơ tỏi. Thêm nước luộc gà vào xấp xấp mặt gạo. Bạn không nên cho nhiều nước, cơm sẽ nhão, mất ngon. Bạn cho thêm tinh bột nghệ vào nổi cơm đảo đều để giúp cơm có màu vàng hấp dẫn. Có thể cho thêm bơ hoặc mỡ gà nếu bạn muốn cơm ngậy hơn.
- Hành thái mỏng, chần nước nóng cho bớt hăng. Dưa chuột xắt lát mỏng. Lọc lấy phần ức gà, xé sợi vừa ăn, trộn hành với thịt gà vừa xé cùng và lá mùi ta. Nếu thích bạn có thể thêm rau răm cho thơm.
- Pha nước chấm chua ngọt cho vừa miệng với tỏi, ớt, đường, nước cốt chanh và nước mắm.
- Trộn một phần nước chấm vừa pha với nộm gà xé phay, phần còn lại bạn để dùng kèm với cơm.
- Cho cơm ra đĩa. Bày nộm gà xé phay bên cạnh cùng thịt gà luộc. Trang trí thêm với rau mùi và vài lát chanh.
Trên đây là một vài món ăn miền Trung dễ làm cho bạn tham khảo để tự nấu tại nhà chiêu đãi các thành viên trong gia đình. Chúc các bạn thành công!